Cây Chùm Ngây món ăn dinh dưỡng

10,000

Hết hàng

SO SÁNH
Mã: RQRCN015 Danh mục: ,
  • Sản phẩm chính hãng
    Cam kết về chất lượng sản phẩm
  • Giá thành hợp lý
    Trực tiếp sản xuất và nhập tận gốc
  • An toàn tài chính
    Giao hàng và thu tiền tận nơi
  • Tư vấn nhiệt tình
    Đội ngũ tư vấn có chuyên môn

0983.013.494

( Đặt hàng qua điện thoại )

091.5599.550

( Đặt hàng qua điện thoại )

Cây Chùm Ngây

Tên khoa học của cây Chùm Ngây: Moringa oleifera.

Tên gọi khác: Ở Việt Nam Chùm Ngây còn có tên gọi là Ba “Đậu dại, Cây Cải ngựa”. Moringa có nhiều tên gọị khác nhau tùy theo quốc gia như Morunga (theo ngôn ngữ Dravidian Ấn Độ), hay các tên khác như Kellor, Horseradisk và Drumstick tại Anh và Úc châu, Malunggay tại Phi Luật Tân ….

Họ thực vật: thuộc chi Chùm Ngây (danh pháp khoa học: Moringa) trong họ Chùm Ngây (Moringaceae)

Nguồn gốc: Chùm Ngây có nguồn gốc Nam Á, hiện nay được phổ biến trên rất nhiều quốc gia nhiệt đới.

cay chum ngay

Cây Chùm Ngây

Điều kiện phát triển: cây phát triển trên tất cả các loại đất, nhưng Chùm Ngây thích hợp với đất thịt pha cát với độ axít nhẹ, có thể rút nước nhanh vì cây Chùm Ngây không thích hợp với tình trạng bị úng nước, hay tưới quá nhiều.

Tốc độ phát triển: cây Chùm Ngây phát triển nhanh, có thể cao từ 9m đến 12m, cây Chùm Ngây cao đến 5m và cho quả trong một vài năm đầu tiên. Nếu không tỉa bớt, cây có thể cao 12m và thân cây 30cm. Tuy nhiên, ta có thể tỉa hàng năm để cây có chiều cao từ 1m đến 2m cho tiện thu hoạch lá. Chùm Ngây sẽ mau chóng phục hồi, sản xuất lá và quả vừa tầm tay dể dàng thu hoạch. Trong vòng khoảng 8 tháng, cây đã ra những cánh hoa màu kem. Mùa hoa nở bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng Ba. Quả chín từ tháng Tư đến tháng Sáu, dài từ 30cm đến 50cm.

Dinh dưỡng có trong Chùm Ngây: sau khi thử nghiệm, người ta thấy 100gr lá Chùm Ngây cung cấp vitaminC của 7 trái cam, Calcium của 4 ly sữa, vitaminA của 4 củ carrots, 2 lần chất dinh dưỡng (protein) của 1 ly sữa, ba lần chất potassium của một trái chuối. Chùm Ngây đầy chất dinh dưỡng cho trẻ em, người già, sản phụ, và là loại rau dinh dưỡng cho người ăn chay, suy dinh dưỡng, người mới khỏi bệnh. Hạn chế sử dụng rau và các chế phẩm từ Chùm Ngây cho phụ nữ có thai.

Cách chế biến: Từ cây Chùm Ngây, ta có thể dùng lá, rễ, hoa và quả để ăn. Lá là phần được dùng nhiều nhất, được ăn như xà lách, hay hấp với một ít gia vị như dấm, muối và nấu canh, hay nấu chung các loại rau, đậu khác. Nên nhớ, sau khi đã nấu canh hay súp xong, ta bỏ lá Chùm Ngây vào nồi chỉ vài phút là ăn được, vì nấu quá chín sẻ mất hết chất dinh dưỡng. Thường thì lá non ngon hơn, nhưng lá già vẫn không bị đắng… Hoa Chùm Ngây được nấu và trộn với các loại súp hay chiên với trứng (nếu ăn mặn) hoặc có thể làm trà. Hoa Chùm Ngây cũng đựợc ong ưa thích.

Quả của Chùm Ngây: có thể được ăn khi có chiều dài từ 10cm đến 15cm, tới khi quả già vẫn ăn được. Quả nấu như các loại đậu đũa, mướp, và nó có vị như măng tây (Asparagus). Nhưng cẩn thận khi ăn phải những phần có vị đắng, vì nếu ăn nhiều sẽ biến thành chất độc (Poison). Quả Chùm Ngây có thể nấu với các loại rau khác thành món súp, hay món lẩu.

Hạt Chùm Ngây: được nấu như các loại đậu Hà Lan, green peas. Ta tách vỏ quả để lấy các hạt ra. Hạt Chùm Ngây với một màng cơm trắng bao chung quanh kết dính vào thành quả. Bỏ hạt (với màng cơm trắng) vào một cái rá (hay rổ), đem ngâm vào một thau nước để rửa và tách phần cơm dính ra khỏi hạt. Sau đó nấu hạt đã rửa sạch để dùng như đỗ. Khi hạt Chùm Ngây đã già, người ta ép làm dầu dùng để nấu ăn, dầu dùng trong ngành thẩm mỹ hoặc để massage hay loại dầu sinh học (biodiesel).

Ngoài ra, hạt Chùm Ngây còn có công dụng lọc nước sông dơ bẩn. Thay vì dùng các hoá chất để lọc nước, vừa tốn kém lại không an toàn, hiệu quả. Quả Chùm Ngây tán thành bột (seeds powder) và bỏ bột vào thùng nước. Bột sẽ kết dính với các chất dơ, lắng đọng dưới đáy thùng. Theo các nghiên cứu, sau khi lọc nước bằng bột của quả Chùm Ngây (Moringa seeds powder) đã có thể mất đi từ 90% đến 99% chất dơ và vi trùng (bacterial) trong nước sông.

Rễ cây Chùm Ngây: dùng nấu chung các loại súp, có mùi giống như Horseradisk (một loại rau ở các nước Tây Phương và ngay cả Ấn Độ). Rễ cây có thể ướp với dấm và muối, nếu dùng không hết bạn nên để trong ngăn đá dùng dần.

Lá Chùm Ngây: còn được dùng làm Leaf Powder (bột lá Moringa). Sau khi thu hoạch lá và rửa sạch cho hết bụi bặm, lá Chùm Ngây sẽ được trải đều trên các tấm khay lớn để hong khô, vì nếu phơi ngoài nắng gắt lá sẽ mất hết chất dinh dưỡng. Sau đó, người ta đem tất cả lá xay nhỏ ra làm bột. Bột Chùm Ngây này có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ em, người già và các sản phụ. Ngoài ra, các lá khô, vỏ cây, rễ Moringa cũng được dùng để nuôi trâu, bò, gà…

Ở các nước Á Châu, người dân trồng Chùm Ngây đã lâu, nên họ đã kết hợp và chế biến thành nhiều món ăn như mì sợi trộn Chùm Ngây, các loại bánh, các món ăn đóng hộp….

Công dụng y học:

Lá Chùm Ngây

– Vò nát nắm lá xát vào màng tang trị được bệnh nhức đầu.

– Muốn làm ngừng chảy máu ở vết cắt, dùng băng dán vài lá tươi vào ngay vết cắt.

– Lá Chùm Ngây có công dụng sát trùng (anti-bacteria) và tan máu vết sưng (anti-inflammatory) .

– Chất nước lấy ra từ lá có tính chất kháng trùng và nấm trên da.

– Lá làm trà trị bệnh u bướu dạ dày (gastric ulcers) và tiêu chảy.

– Dùng Chùm Ngây làm thực phẩm rất tốt cho những người suy dinh dưỡng, là nguồn thực phẩm tốt cho tất cả mọi người.

Hoa Chùm Ngây

– Hoa được làm ra nước juice giúp tăng cường lượng sữa cho các sản phụ nuôi trẻ sơ sinh.

– Nước juice cuả hoa dùng cho những người khó khăn trong việc tiểu tiện.

Quả Chùm Ngây

– Nếu ăn sống, quả trị dược bệnh gan, lá lách và đau các khớp.

– Vì nhiều chất dinh dưỡng và chất sơ (fibre) của quả sẽ giúp trị bịnh suy dinh dưỡng (malnutrition) và tiêu chảy.

Hạt Chùm Ngây

– Vì có đặc tính chống sưng, trị bệnh thấp khớp (arthritis), phong thấp (heumatism), bệnh “gout”, mụn nhọt (boil)…. Hạt được rang (không dầu) cho tới khi vàng, giã nát và trộn với dầu dừa. Rồi xoa vào nơi đau nhức. Dầu của hạt Chùm Ngây cũng trị những bệnh trên. Hạt còn được dùng để giảm các cơn kinh phong (epilepsy).

Chùm Ngây có thể trồng dễ dàng bằng hạt hay giâm cành.

Cách giâm cành :

Sau khi Chùm Ngây ngừng ra quả, các cành cây được cắt bớt để các mầm non có chỗ phát triển. Những cành đó rất tốt để trồng thêm cây mới.

1 . Lựa cành cây có bề dài 1.8m, đường kính 2.5cm .

2 . Đào hố ngang 70cm, dài 70cm, sâu 70cm

3 . Đặt cành vào hố, bỏ đất trộn với cát và phân vào, nèn đất cho cành được chắc chắn.

4 . Tưới nước vừa đủ tránh gốc cây úng nước.

Trồng bằng hạt:

 Nếu chọn được nơi đất tốt, nên trồng hạt trực tiếp xuống đất, vì hạt rất mỏng manh không tiện chuyển từ chậu ươm xuống đất. Để trồng trực tiếp xuống đất, các bạn nên:

1 – Chọn nơi trồng với nhiều ánh nắng, với đất thịt trộn cát.

2 – Đào hố vuông 30cm, chiều sâu 30cm. Đổ đất thịt pha cát, trộn với phân bò giúp cây phát triển tốt.

3 – Ươm vài hạt vào mỗi hố, và không sâu hơn 2.5cm.

4 – Tưới nước vừa đủ sao cho mặt đất không quá ướt, không quá khô .

5 – Khi các hạt nảy mầm cho đến khi cao từ 12cm đến 18cm, ta giữ lại các cây tốt nhất, cẩn thận trước các loại sâu lông và mối vì chúng thường tấn công các mầm non, cây non.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Be the first to review “Cây Chùm Ngây món ăn dinh dưỡng”

Phụ kiện đi kèm